Trong khi nhiều nơi trên đất nước mong ngóng được cấp nước sạch vì phải dùng nước giếng khoan thì hàng vạn hộ khác được lắp đồng hồ nước, có nước máy lại không xài.
Lãng phí hàng tỷ đồng về việc người dân không xài nước máy dù đã được gắn đồng hồ nước, trong khi người dân nhiều nơi khác chưa được cấp nước sạch phải dùng nước giếng hoặc hàng ngày phải mua từng can nước sạch…
Một trong những địa phương có tỷ lệ người dân không xài nước máy nhiều nhất là quận Gò Vấp với gần 15.000 đồng hồ nước có chỉ số 0m3. Khi được hỏi vì sao được lắp đồng hồ đo nước nhưng không dùng, bà Trương Thị Cẩm (đường Lê Lai, P.3, Q.Gò Vấp) cho biết trước đó nhà bà bị mất trộm đồng hồ nước, do không sử dụng hộp bảo vệ đồng hồ nước nên phải chuyển sang xài nước giếng. “Xài nước giếng riết rồi quen đến nỗi không để ý là nhà mình đã có đồng hồ đo lưu lượng nước. Với lại mình xài nước giếng đỡ tốn tiền hơn”, bà nói. Tuy nhiên khi chúng tôi đặt ngược vấn đề rằng nước giếng có đảm bảo an toàn, có được đưa đi xét nghiệm định kỳ, bà Cẩm cho biết thấy nước trong cứ xài chứ không biết có an toàn hay không.
Một hộ dân trên đường Chu Văn An, Q.Bình Thạnh phải xài nước giếng vì chưa có nước máy – Ảnh: Quang Khải)
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Liên (đường Lê Lợi, Q. Gò Vấp) cho rằng nước máy khu vực bà ở chảy yếu, có khi không chảy. Tuy nhiên khi nhân viên cấp nước mở van sau đồng hồ nước máy lắp tại nhà bà Liên thì nước phụt ra ào ào. Lúc này bà Liên mới chống chế: “Để vài bữa tôi kêu thợ về xây hồ nước cho nước máy chảy vào rồi bơm lên lầu, chứ nước chảy vầy khó lên lầu nổi”.
Khu vực ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn từng được phản ánh nhiều về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhưng khi được gắn đồng hồ đo nước nhiều hộ vẫn không xài. Trong số 390 đồng hồ nước được gắn ở đây có đến 53 đồng hồ đo nước có chỉ số tiêu thụ bằng 0, nhiều đồng hồ khác chỉ số 1-3m3. Chị Nguyễn Thị Gái (địa chỉ 27/10 ấp Đông Lân) cho biết dù đã được gắn đồng hồ nước sạch lâu nhưng do bận buôn bán nên chưa có thời gian làm đường ống nước bên trong nhà mà chủ yếu xài nước giếng.
Theo thống kê của Sawaco, tình trạng khách hàng không sử dụng nước máy dù được đầu tư gắn đồng hồ đo nước miễn phí hầu như địa phương nào cũng có. Hiện trên toàn địa bàn TP có đến 57.000 đồng hồ nước có chỉ số tiêu thụ = 0m3. Một cán bộ Sawaco cho biết theo qui định của UBND TP.HCM, những nơi nào đã được cung cấp nước máy với áp lực, chất lượng ổn định thì cấm và hạn chế khoan giếng khai thác nước ngầm.
Tuy nhiên do quá trình lịch sử để lại, những khu vực trước đây chưa được cấp nước máy người dân sử dụng nước giếng. Đến khi được cấp nước máy nhưng người dân vẫn không lấp giếng mà tiếp tục sử dụng. Không chỉ vậy, số lượng khách hàng sử dụng rất ít từ 0-4m3/tháng cũng có đến hơn 92.700 trường hợp trong tổng số khoảng 941.000 khách hàng trên toàn địa bàn TP hiện nay.
Dễ bệnh tật, lãng phí tiền tỉ
Theo kết quả quan trắc của Trung tâm y tế dự phòng quận Gò Vấp, nước ngầm tại nhiều khu vực đã bị nhiễm hóa chất, có khả năng gây bệnh về đường tiêu hóa…Cụ thể nước ngầm tại các phường: 5, 6, 9, 11, 13, 15, 16 có hàm lượng nitrat vượt mức cho phép. Tại P.6 còn có thêm hàm lượng sắt vượt tiêu chuẩn. Đặc biệt tại P.5 và P.16 có hàm lượng nitrit vượt mức cho phép. Đây là chất mà sử dụng lâu ngày có thể gây nhiễm độc gan, hại thận và não vì thế khuyến khích người dân sử dụng nước sạch để bảo vệ sử khỏe và không lãng phí đồng hồ nước.
Tình trạng không sử dụng nước máy dù được gắn đồng hồ nước gây ra sự lãng phí cực lớn trong chi phí đầu tư ngành nước. Cụ thể theo ông Nguyễn Văn Dũng – giám đốc Công ty TNHH một thành viên cấp nước Trung An, tại khu vực quận Gò Vấp, để gắn một đồng hồ đo nước tốn 5 triệu đồng, còn việc gắn một đồng hồ đo lưu lượng nước khu vực quận 12 là hơn 9 triệu đồng, đặc biệt những khu vực thưa dân cư như ở huyện Hóc Môn thì suất đầu tư một đồng hồ đo nước sạch hơn 53 triệu đồng.
Vì lẽ đó, số lượng khách hàng được gắn đồng hồ nước nhưng không xài càng lớn thì số tiền đầu tư càng nhiều. Nếu tính chi phí bình quân để đầu tư một đồng hồ đo nước là 10 triệu đồng thì các công ty cấp nước phải tốn 570 tỉ đồng để đầu tư 57.000 đồng hồ đo nước sinh hoạt. Tuy nhiên việc đầu tư số lượng đồng hồ trên chỉ… để ngắm vì khách hàng không sử dụng.
Ông Lê Hữu Quang – trưởng Ban kinh doanh Sawaco cho rằng đó là một sự bất công, lãng phí vì lẽ ra khoản tiền trên phải được tập trung đầu tư, gắn đồng hồ đo nước, cho những khu vực người dân có nhu cầu bức thiết về nước sạch.
“Đó là chưa kể theo qui trình kiểm định hiện nay, đồng hồ nước được đưa vào sử dụng cứ năm năm phải tháo dỡ đưa đi kiểm định, thay mới dù đồng hồ đo nước đó có chỉ số nhiều hay ít. Vì vậy không chỉ tốn tiền đầu tư, nhân viên đi đọc chỉ số hàng tháng mà còn phải tốn tiền thay mới, lãng phí chồng lãng phí”, một cán bộ Công ty TNHH một thành viên cấp nước Trung An cho biết.
Để giải quyết bài toán gắn đồng hồ đo lưu lượng nước khách hàng không sử dụng thời gian dài, ông Quang cho biết đang kiến nghị tháo dỡ đồng hồ nước đối với những trường hợp không xài để đầu tư nơi khác có nhu cầu hơn.
Theo: tuoitre.vn
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Liên (đường Lê Lợi, Q. Gò Vấp) cho rằng nước máy khu vực bà ở chảy yếu, có khi không chảy. Tuy nhiên khi nhân viên cấp nước mở van sau đồng hồ nước máy lắp tại nhà bà Liên thì nước phụt ra ào ào. Lúc này bà Liên mới chống chế: “Để vài bữa tôi kêu thợ về xây hồ nước cho nước máy chảy vào rồi bơm lên lầu, chứ nước chảy vầy khó lên lầu nổi”.
Khu vực ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn từng được phản ánh nhiều về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhưng khi được gắn đồng hồ đo nước nhiều hộ vẫn không xài. Trong số 390 đồng hồ nước được gắn ở đây có đến 53 đồng hồ đo nước có chỉ số tiêu thụ bằng 0, nhiều đồng hồ khác chỉ số 1-3m3. Chị Nguyễn Thị Gái (địa chỉ 27/10 ấp Đông Lân) cho biết dù đã được gắn đồng hồ nước sạch lâu nhưng do bận buôn bán nên chưa có thời gian làm đường ống nước bên trong nhà mà chủ yếu xài nước giếng.
Theo thống kê của Sawaco, tình trạng khách hàng không sử dụng nước máy dù được đầu tư gắn đồng hồ đo nước miễn phí hầu như địa phương nào cũng có. Hiện trên toàn địa bàn TP có đến 57.000 đồng hồ nước có chỉ số tiêu thụ = 0m3. Một cán bộ Sawaco cho biết theo qui định của UBND TP.HCM, những nơi nào đã được cung cấp nước máy với áp lực, chất lượng ổn định thì cấm và hạn chế khoan giếng khai thác nước ngầm.
Tuy nhiên do quá trình lịch sử để lại, những khu vực trước đây chưa được cấp nước máy người dân sử dụng nước giếng. Đến khi được cấp nước máy nhưng người dân vẫn không lấp giếng mà tiếp tục sử dụng. Không chỉ vậy, số lượng khách hàng sử dụng rất ít từ 0-4m3/tháng cũng có đến hơn 92.700 trường hợp trong tổng số khoảng 941.000 khách hàng trên toàn địa bàn TP hiện nay.
Dễ bệnh tật, lãng phí tiền tỉ
Theo kết quả quan trắc của Trung tâm y tế dự phòng quận Gò Vấp, nước ngầm tại nhiều khu vực đã bị nhiễm hóa chất, có khả năng gây bệnh về đường tiêu hóa…Cụ thể nước ngầm tại các phường: 5, 6, 9, 11, 13, 15, 16 có hàm lượng nitrat vượt mức cho phép. Tại P.6 còn có thêm hàm lượng sắt vượt tiêu chuẩn. Đặc biệt tại P.5 và P.16 có hàm lượng nitrit vượt mức cho phép. Đây là chất mà sử dụng lâu ngày có thể gây nhiễm độc gan, hại thận và não vì thế khuyến khích người dân sử dụng nước sạch để bảo vệ sử khỏe và không lãng phí đồng hồ nước.
Tình trạng không sử dụng nước máy dù được gắn đồng hồ nước gây ra sự lãng phí cực lớn trong chi phí đầu tư ngành nước. Cụ thể theo ông Nguyễn Văn Dũng – giám đốc Công ty TNHH một thành viên cấp nước Trung An, tại khu vực quận Gò Vấp, để gắn một đồng hồ đo nước tốn 5 triệu đồng, còn việc gắn một đồng hồ đo lưu lượng nước khu vực quận 12 là hơn 9 triệu đồng, đặc biệt những khu vực thưa dân cư như ở huyện Hóc Môn thì suất đầu tư một đồng hồ đo nước sạch hơn 53 triệu đồng.
Vì lẽ đó, số lượng khách hàng được gắn đồng hồ nước nhưng không xài càng lớn thì số tiền đầu tư càng nhiều. Nếu tính chi phí bình quân để đầu tư một đồng hồ đo nước là 10 triệu đồng thì các công ty cấp nước phải tốn 570 tỉ đồng để đầu tư 57.000 đồng hồ đo nước sinh hoạt. Tuy nhiên việc đầu tư số lượng đồng hồ trên chỉ… để ngắm vì khách hàng không sử dụng.
Ông Lê Hữu Quang – trưởng Ban kinh doanh Sawaco cho rằng đó là một sự bất công, lãng phí vì lẽ ra khoản tiền trên phải được tập trung đầu tư, gắn đồng hồ đo nước, cho những khu vực người dân có nhu cầu bức thiết về nước sạch.
“Đó là chưa kể theo qui trình kiểm định hiện nay, đồng hồ nước được đưa vào sử dụng cứ năm năm phải tháo dỡ đưa đi kiểm định, thay mới dù đồng hồ đo nước đó có chỉ số nhiều hay ít. Vì vậy không chỉ tốn tiền đầu tư, nhân viên đi đọc chỉ số hàng tháng mà còn phải tốn tiền thay mới, lãng phí chồng lãng phí”, một cán bộ Công ty TNHH một thành viên cấp nước Trung An cho biết.
Để giải quyết bài toán gắn đồng hồ đo lưu lượng nước khách hàng không sử dụng thời gian dài, ông Quang cho biết đang kiến nghị tháo dỡ đồng hồ nước đối với những trường hợp không xài để đầu tư nơi khác có nhu cầu hơn.
Theo: tuoitre.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét